Trung tâm ứng dụng Sinh Trắc Học Dấu Vân Tay

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Định hướng nghề nghiệp cho con: những sai lầm phụ huynh nên tránh

Cha mẹ dù không phải là người quyết định cuối cùng nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hướng giúp con cái chọn nghề theo đúng sở thích và nguyện vọng. Tuy nhiên nếu mắc phải sai lầm thì hậu quả cũng rất khó lường.
Cậu con trai út của anh Trần Xuân Bính (TP.Long Xuyên, An Giang) thích sử dụng máy tính và đam mê các trò chơi điện tử ngay từ những năm học THCS. Không cần suy tính nhiều, anh chọn cho con vào học Khoa CNTT, Trường ĐH KHTN TP.HCM với hy vọng “tài năng” sẽ được phát huy đúng chỗ.
 
Sai lầm không thể sửa chữa
Vốn không tìm hiểu trước về ngành nghề và chưa được tư vấn kỹ nên Trần Chiến Thắng - con trai anh Bính - chỉ biết nghe theo lời cha mẹ khi làm hồ sơ dự thi ĐH. Tuy nhiên khi con học hết năm thứ nhất thì vợ chồng anh mới thấy ngành học này không phù hợp với khả năng của cậu con trai nên sức học càng ngày càng sút kém. Cho đến năm thứ ba, do chương trình học nhiều môn bằng tiếng Anh nên Thắng dần đuối sức trong cuộc chạy đua tiếp nhận kiến thức. Nợ nhiều môn, thi lại nhiều lần mà vẫn không vượt qua được “cửa ải” như bạn bè. Thế là dù đã đi hơn nửa chặng đường nhưng Thắng đành giã từ cổng trường ĐH trong sự khổ tâm của cha mẹ. Cũng giống như nhiều bậc phụ huynh khác, do không biết thấu đáo năng khiếu và sức học của con nên vợ chồng anh Bính đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi tự chọn nghề chọn trường thay cho con.
Là HS Trường THPT Quốc học (Huế) nên Nguyễn Hà Anh trở thành niềm tự hào của gia đình và dòng họ. Chính vì thế khi thấy con làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, anh Nguyễn Trọng Hà - cha của Hà Anh - quyết định cho con vào Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM với một niềm tin “bất khả chiến bại”. Tuy nhiên, thực tế lực học của Hà Anh không đúng như “tưởng tượng” của gia đình. Chính vì thế gia đình nội, ngoại thật sự bất ngờ khi biết “hung tin” thi rớt ĐH của cậu HS giỏi trường chuyên. Rõ ràng vợ chồng anh Hà đã quá tin tưởng vào khả năng học tập của con mà không biết rằng nguyện vọng chọn trường như vậy thật sự chưa phù hợp với khả năng của “người trong cuộc”. Sức học của con có hạn thế mà cha mẹ lại “liều mình” chọn cho “cậu ấm” thi vào một trường có điểm chuẩn quá cao, thường nằm ở top trên, không phải HS nào cũng đủ sức vượt qua. Trong câu chuyện này không chỉ có cha mẹ mà ngay cả đứa con cũng mang ảo tưởng quá lớn, để rồi chới với trước sự chọn lựa không chính xác của mình.
Hiện nay, một số người còn có tâm lý chạy theo ngành “hot” nên bằng mọi cách bắt ép con thi vào trường kinh tế, ngân hàng, ngoại thương… mà không hề quan tâm đến sở thích, sở trường của con mình. Làm như vậy, vô hình trung cha mẹ đẩy con vào một “cánh cửa hẹp” đã có nhiều người chen chân mà sức lực của con mình thì hữu hạn. Bên cạnh đó, hậu quả khó lường sẽ đến với những sinh viên không hề có sở thích và thiếu “mặn nồng” đối với ngành mình đang theo đuổi. Càng học càng thấy chán với tâm trạng chỉ học thay cho cha mẹ và gia đình. Nếu không sa sút trong học tập thì những trường hợp như vậy cũng rất dễ “đứt gánh giữa đường” do thiếu niềm say mê với ngành nghề. “Cánh cửa hẹp” này không chỉ vướng ở đầu vào mà ngay cả đầu ra khi đi tìm việc cũng rất gian khổ. Cung nhiều hơn cầu dẫn đến tình trạng ế thừa nhân lực.

Khi định hướng nghề nghiệp cho con, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho con chọn những ngành phù hợp với sở thích và năng lực. 

Ảnh: D.B

Hậu quả dai dẳng
Học những ngành không hề thích, dù sau này có tốt nghiệp ra trường một cách êm xuôi thì các em vẫn không hứng thú với công việc mà mình đang đảm trách. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp đã bỏ ngang nghề nghiệp để đi tìm một công việc khác phù hợp và hứng thú hơn. Không ai hiểu con bằng cha mẹ, thế nhưng có một số người lại chọn cho con những nghề mà con mình không có đủ phẩm chất và điều kiện. Họ quên rằng học ngành y, ngành sư phạm, báo chí… phải có lòng yêu nghề, có đạo đức, say mê với công việc. Học ngành du lịch, marketing, tín dụng… phải có tài ăn nói, thuyết phục khách hàng.
Nhiều bậc phụ huynh chỉ “quan tâm” các ngành có thu nhập cao mà không chú ý đến sức khỏe và thể chất của con mình. Nhiều ngành học đòi hỏi phải có cơ thể cường tráng, thể lực tốt như xây dựng, dầu khí, cơ khí… nếu con mình ốm yếu, sức khỏe có vấn đề thì cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ. Ngoài sức khỏe thể chất, cha mẹ cũng cần quan tâm cả sức khỏe tinh thần của con mình có đáp ứng được hay không, nhất là những nghề chịu áp lực lớn về thời gian và công việc…
Gần đây, anh Nguyễn Văn Nghinh (phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) phải dằn lòng bán đi căn hộ chung cư ở Q.2 với giá hơn 500 triệu đồng để có tiền trả nợ và trang trải chi phí cho đứa con gái đang theo học một trường ĐH tư thục hợp tác với nước ngoài tại TP.HCM. Tuy gia đình không khá giả gì - nếu không nói là chật vật - nhưng lúc chọn trường cho con, vợ chồng anh không để tâm đến khả năng tài chính của gia đình nên bây giờ mới chịu cảnh “phóng lao thì phải theo lao” vì mỗi tháng chi phí học của con gần chục triệu đồng. Âu đó cũng là bài học và lời cảnh báo cho những bậc làm cha làm mẹ khi đóng vai trò “quân sư” tư vấn cho con trong việc chọn ngành nghề để làm sao vẹn cả đôi bề.
Phan Ngọc Quang

Ứng dụng khoa học về vân tay trong giáo dục và định hướng nghề nghiệp

Sáng 9-5, tại Hà Nội, Trung tâm Phát hiện năng khiếu và tư vấn giáo dục hướng nghiệp tổ chức Hội thảo "Ứng dụng khoa học phân tích vân tay trong giáo dục và định hướng nghề nghiệp".
hướng nghiệp
Các tham luận tại hội thảo đề cập lịch sử khoa học phân tích vân tay, các ứng dụng của nó trong nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền học và phôi thai học; sử dụng khoa học phân tích vân tay để nghiên cứu về tiềm năng trí tuệ và năng khiếu của con người cũng như phát hiện các bệnh tật trong cơ thể người như ung thư, cúm Rubella, Alzeimer, rối loạn bạch cầu, tâm thần phân liệt ...
29615519-dark-vector-infographics-web-design-template-with-criminal-theme-finger-stamp--infocard
Ở Việt Nam, tuy còn rất mới mẻ (trừ lĩnh vực khoa học hình sự), khoảng năm năm trở lại đây, một vài tổ chức và cá nhân đã và đang nghiên cứu, ứng dụng khoa học phân tích vân tay vào quá trình dạy học với mong muốn cải thiện chất lượng giáo dục; kết hợp việc phân tích vân tay với các biện pháp tâm lý học trong định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ...
Nguồn: Báo mới

Bill Gates mất 218 năm mới tiêu hết tiền

Con số 218 năm đó là với điều kiện Bill Gates phải tiêu hết 1 triệu USD/ngày. Như vậy, sau 218 năm Bill Gates mới tiêu hết số tài sản xấp xỉ 79 tỷ USD mà ông đang sở hữu, theo nghiên cứu mới của tổ chức Oxfam. 1 triệu USD/ngày, tức là bằng 3 chiếc Ferrari.
Nhưng như thế vẫn chưa "khủng" bằng Carlos Slim, tỷ phú Mexico, người giàu nhất trên thế giới. Carlos Slim mất thời gian tiêu tiền nhiều hơn Bill Gates, nếu mỗi ngày tiêu hết 1 triệu USD, Carlos Slim phải mất 220 năm mới tiêu hết tiền. Còn thiên tài đầu tư Warren Buffett sẽ mất 169 năm.
Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft và là nhà từ thiện hào phóng nhất hành tinh
Tất nhiên là không có nhiều người sở hữu số tiền "khủng" như thế, và hẳn là không có nhiều người chi tiêu ở mức 1 triệu USD/ngày, song số liệu cho thấy ngày càng có nhiều người được gọi là tỷ phú. Theo báo cáo của Oxfam, hiện nay số lượng tỷ phú trên thế giới đã tăng gấp đôi kể từ thời điểm nền kinh tế suy thoái. Cụ thể, vào tháng 3/2009, thế giới có 793 tỷ phú nhưng đến tháng 3/2014, thế giới đã có 1.645 tỷ phú.
Một thực tế nữa là với khối tài sản kếch xù này, không cần làm gì, trung bình mỗi năm các tỷ phú lại có thêm 5,3% số tiền mà họ đang sở hữu (đó là số tiền lãi suất ngân hàng), trong khi với một người bình thường, chỉ là 1,95%. Điều này có nghĩa là Gates kiếm được 11,5 triệu USD/ngày từ tiền lãi suất.
Tuy nhiên, khi so sánh mức độ giàu có cùng cực này của giới tỷ phú với những người thuộc giới bên kia của nền kinh tế, báo cáo phát hiện ra một số thực tế giật mình. Tài sản của 85 người giàu nhất trên thế giới bằng tài sản của toàn bộ dân số toàn cầu cộng lại. Nghĩa là, 50% tài sản của thế giới này thuộc về 85 người giàu nhất kia.
Tất nhiên, những người như Gates và Buffett không tiêu tiền một cách vô nghĩa. Trái lại, cả hai tỷ phú này đều nổi tiếng với các hoạt động từ thiện. Gates điều hành quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, và Buffett đã góp vào quỹ này của Gates 3 tỷ USD riêng trong năm 2014.
Hoàng Lan
Theo Business Insider

Check phản ứng của não bộ khi con người viết văn

Các nhà nghiên cứu Đức đã tìm ra vùng não bộ hoạt động mạnh khi chúng ta sáng tác truyện hay viết lách.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Greifswald (Đức) đã tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu xem não bộ của những người viết văn chuyên nghiệp hoạt động ra sao và ngay cả khi chúng ta đang viết.
Theo đó, nhà thần kinh học Martin Lotze và các cộng sự đã mời 48 tình nguyện viên tham gia vào cuộc thử nghiệm. 20 người trong số đó là nhà văn chuyên nghiệp và 28 người còn lại không có kinh nghiệm trong việc viết lách. 

Họ đều được yêu cầu thực thi hai nhiệm vụ. Đầu tiên, họ phải sao chép lại một số văn bản. Lúc này, các chuyên gia sẽ sử dụng chức năng cộng hưởng từ (fMRI) để quét não của những người tham gia. 
 
Sau đó, ông yêu cầu các tình nguyện viên đưa ra một truyện ngắn do mình sáng tác. Họ sẽ có một phút để lập kế hoạch, đưa ra ý tưởng và hai phút để thể hiện nội dung. 
 
 
Khi các tình nguyện viên lên ý tưởng cho cốt truyện, khu vực xử lý phần nhìn trong não hoạt động mạnh. Điều này có nghĩa họ có thể tưởng tượng ra những cảnh muốn viết trong đầu.
 
Sau khi những người tham gia bắt đầu viết, vùng hippocampus - vùng hồi hải mã - vùng não liên quan đến bộ nhớ bắt đầu hoạt động. Ông Lotze cho rằng, có thể những nhà văn hay người viết truyện đã hồi tưởng lại những sự kiện, sự việc có thật và sử dụng phần não có liên quan đến bộ nhớ để ghép vào tình huống, nhân vật truyện.
 
 
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy có sự khác biệt giữa những nhà văn và người mới bắt đầu viết truyện. Ông Lotze cho biết: "Tôi nghĩ cả hai nhóm đều sử dụng chiến lược khác nhau". Với người nghiệp dư, họ có thể tưởng tượng, vẽ ra nhiều chi tiết như một bộ phim trong đầu họ còn những chuyên gia thì họ sẽ sử dụng tiếng nói để làm sống lại nội dung đó.
 
Không chỉ vậy, phần não trung tâm (caudate nucleus) cũng hoạt động mạnh. Phần não này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đòi hỏi nhiều sự rèn luyện như âm nhạc, thể thao, sáng tác... 
 
Nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động bên trong bộ não con người của những nhà văn chuyên nghiệp. 
 
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí NeuroImage.
 
(Nguồn tham khảo: Science Alert)